manhom: 466 Phân biệt chữ ký điện tử và chữ ký số đơn giản, dễ hiểu

Phân biệt chữ ký điện tử và chữ ký số đơn giản, dễ hiểu

2046

Sự phát triển và ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã giúp làm ra đời nhiều sản phẩm mới. Tiêu biểu trong số đó là chữ ký điện tử và chữ ký số. Cùng bài viết đi tìm hiểu cụ thể để phân biệt rõ hơn về hai sản phẩm đó.

1. Chữ ký điện tử là gì? Chữ ký số là gì?

Chữ ký điện tử là thông tin đi kèm theo các dữ liệu nhằm mục đích xác định tác giả hay chủ sở hữu của các dữ liệu đó. Nói một cách đơn giản thì chữ ký điện tử là một dạng chữ ký mà chứa đựng các thông tin về cá nhân hoặc tổ chức đã được mã hóa để đính kèm theo các file dữ liệu định dạng word, excel, pdf … hay hình ảnh, video, …

Như vậy có thể nói là, chữ ký điện tử cũng có ý nghĩa tương tự như chữ ký viết tay thông thường, là đều giúp xác định danh tính của người mà đã ký xác nhận các văn bản, giấy tờ có chữ ký đó. Còn khác biệt giữa 2 loại chữ ký đó thì chỉ là ở phương thức hình thành. Cụ thể là một cái là viết tay, còn một cái là hình thành từ dữ liệu điện tử.

Chữ ký số về bản chất cũng là thông tin đi kèm theo các dữ liệu (như: văn bản dạng word hoặc excel, pdf … hay kể cả dữ liệu dạng hình ảnh hoặc video …) nhằm mục đích xác định chủ của các dữ liệu đó. Hiện nay thì chữ ký số được sử dụng phổ biến như một công cụ giúp xác nhận quyền tác giả, quyền sở hữu của thông tin. Và chữ ký số thì thường được chứa đựng trong một thiết bị được gọi là token - một thiết bị chứa đựng tất cả các dữ liệu, thông tin về doanh nghiệp mà đã được mã hóa.

2. Phân biệt chữ ký điện tử và chữ ký số:

Từ khái niệm trên thì có thể thấy là cả chữ ký số và chữ ký điện tử đều có ý nghĩa tương đương như chữ ký tay. Và khác biệt cơ bản và rõ rệt nhất là đến từ phương thức hình thành, khởi tạo nên hai loại chữ ký đó. Mặc dù bản chất của hai loại chữ ký đó đều là dữ liệu điện tử kèm theo để xác nhận danh tính tác giả, chủ sở hữu của các loại văn bản, tuy nhiên phương thức hình thành nên dữ liệu điện tử cho hai loại chữ ký đó lại hoàn toàn khác biệt. Cụ thể là cách tạo ra chữ ký điện tử thì có thể thông qua các cách thức là:

  • Truy cập vào website tạo chữ ký trực tuyến và thực hiện theo các hướng dẫn, sau khi hoàn tất thì tải về máy để sử dụng;
  • Sử dụng các chức năng của file Word, file PDF Foxit Reader để tự khởi tạo chữ ký điện tử.

Còn để có được chữ ký số để sử dụng thì đòi hỏi người dùng cần phải chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến việc xác minh danh tính để tiến hành nộp cho các cơ quan cung cấp dịch vụ chữ ký số mà đã được Bộ Thông tin và truyền thông cấp phép (như Viettel, VNPT, ...), để thực hiện đăng ký sử dụng chữ ký số. Và các cơ quan đó sẽ chịu trách nhiệm cung cấp chữ ký số đã được chứng thực và có giá trị sử dụng.

Như vậy có thể thấy là, nếu như chữ ký điện tử có thể được các cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng tự chủ động thiết kế, khởi tạo, thì chữ ký số lại được hình thành thông qua một đơn vị trung gian khác, chuyên về cung cấp dịch vụ chữ ký số. Và chữ ký số để sử dụng được thì phải được đơn vị trung gian đó chứng thực và chuyển giao lại.

Theo đó, cũng từ phương thức hình thành hai loại chữ ký trên thì có thể thấy một sự khác biệt nữa giữa chữ ký điện tử và chữ ký số là về giá trị pháp lý. Cụ thể là chữ ký điện tử thì chỉ có giá trị sử dụng chứ không có giá trị pháp lý, còn chữ ký số thì có giá trị pháp lý. Bởi do chữ ký điện tử được hình thành một cách dễ dàng và theo nhu cầu của chính bản thân người sử dụng mà không có sự xác nhận, chứng thực của một cơ quan chức năng nào. Còn với chữ ký số thì để có thể sử dụng được thì phải thực hiện nhiều thủ tục và phải có sự xác nhận của các đơn vị chức năng liên quan.

Và cũng chính vì liên quan đến giá trị pháp lý nên đối tượng sử dụng của chữ ký điện tử thì thường là các nhân, còn đối tượng sử dụng chữ ký số thì lại là các doanh nghiệp. Đó cũng là một trong những khác biệt giữa hai loại chữ ký đó.

>> Tìm hiểu về: Giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp - phần mềm ERP của BRAVO
>> Xem thêm: Quy định cách đăng ký chữ ký số mới nhất năm 2021