manhom: 478 Ứng dụng hệ thống erp trong doanh nghiệp

Ứng dụng hệ thống erp trong doanh nghiệp

69

Ứng dụng hệ thống ERP trong doanh nghiệp là một xu hướng từ rất lâu tại các nước phát triển trên thế giới. Gần đây, để bắt kịp thời đại công nghệ 4.0 thì hệ thống ERP cũng trở thành một tâm điểm được quan tâm từ các doanh nghiệp tại Việt Nam.

1. Hệ thống ERP là gì?

Hệ thống ERP có tên tiếng Anh là Enterprise resource planning systems. Đây được hiểu là một loại giải pháp phần mềm ứng dụng trong quy trình vận hành, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trợ giúp công tác quản lý đa chức năng, đa phòng ban thông qua tính năng thu thập, lưu trữ, quản lý và phân tích dữ liệu từ các hoạt động. Hỗ trợ toàn bộ các hoạt động về sản phẩm, chi phí, sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ, tiếp thị và bán hàng, giao hàng và thanh toán.

2. Cấu trúc của hệ thống ERP trong doanh nghiệp

Tùy thuộc vào năng lực của từng nhà cung cấp, mỗi hệ thống ERP sẽ được thiết kế tính năng chi tiết khác nhau. Tuy nhiên về cấu trúc tiêu chuẩn thì hệ thống ERP phải đảm bảo tích hợp được các phần hành cơ bản sau:

  • Phân hệ Quản lý khách hàng;
  • Phân hệ Quản lý mua hàng;
  • Phân hệ Quản lý bán hàng;
  • Phân hệ Quản lý bán lẻ (POS);
  • Phân hệ Quản lý kho, hàng hóa vật tư;
  • Phân hệ Quản lý – Thống kê sản xuất;
  • Phân hệ Quản lý máy móc thiết bị;
  • Phân hệ Quản lý Nhân sự, tiền lương;
  • Phân hệ Quản lý Tài chính Kế toán;
  • Phân hệ Quản trị doanh nghiệp.

>>> Chi tiết đặc điểm trên từng phân hệ mời xem tại: https://www.bravo.com.vn/vi/San-pham/Phan-he-co-ban

3. Hiệu quả việc ứng dụng hệ thống ERP trong doanh nghiệp

Hệ thống ERP mang chức năng của một cầu nối thông tin trong doanh nghiệp. Không chỉ đơn thuần là một hệ thống độc lập và tách rời, hệ thống ERP có khả năng kết nối nhiều dữ liệu không chỉ trong một công ty mà quy mô Tập đoàn nhiều thành viên, hệ thống cũng có thể liên kết một cách dễ dàng.

  • Hệ thống ERP trợ giúp kiểm soát thông tin khách hàng:

Toàn bộ dữ liệu công ty sẽ được tích hợp, lưu trữ và quản lý trên cùng một hệ thống. Điều đó giúp cho mọi thành viên trong công ty để có thể theo dõi và kiểm soát mọi lúc, mọi nơi.

  • Hệ thống ERP trợ giúp gia tăng hiệu quả của quá trình sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ:

Việc tiết kiệm thời gian, giảm thiểu chi phí và các sai sót thủ công sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng năng suất trong toàn bộ quá trình vận hành của mình.

  • Hệ thống ERP hỗ trợ Quản lý chất lượng sản phẩm, tiến độ dự án hiệu quả:

Với quy trình tự động hóa, Hệ thống ERP có thể kiểm soát, quản lý và đánh giá chất lượng sản phẩm một cách đồng bộ. Với tính năng lập kế hoạch, giám sát và cảnh báo tới người dùng, hệ thống ERP giúp doanh nghiệp dễ dàng có sự theo dõi và điều chỉnh kịp thời mọi vấn đề phát sinh, đảm bảo tiến độ đúng kế hoạch.

  • Hệ thống ERP quản lý, có kế hoạch lưu chuyển tài chính phù hợp:

Thông qua tính năng kết nối đồng bộ, nhà lãnh đạo dễ dàng nắm bắt được tình hình tài chính doanh nghiệp tức thời. Từ đó xây dựng được kế hoạch lưu chuyển và sử dụng một cách hiệu quả. Hệ thống ERP có thể tự động truy các bản báo cáo tài chính chuẩn theo quy định của từng quốc gia.

  • Hệ thống ERP kiểm soát lượng tồn kho:

Việc sử dụng ERP sẽ giúp doanh nghiệp có được kế hoạch lưu trữ lượng hàng tồn kho phù hợp như: giảm bớt nguyên liệu hoặc mã hàng nào? Nên nhập hàng ở thời điểm nào?

  • Hệ thống ERP giúp doanh nghiệp chuẩn hóa về nhân sự:

Ứng dụng ERP trợ giúp bộ phân nhân sự theo dõi sát sao thời gian và hiệu quả làm việc của từng nhân viên.

>>> Có thể bạn quan tâm: Ứng dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP tại Việt Nam