Việt Nam đang từng bước khẳng định vị thế trong tầm ngắm của bạn bè quốc tế, sức hút đối với các nhà đầu tư ngày càng tăng. Thủ tục góp vốn của của nhà đầu tư nước ngoài trở thành chủ đề nhận được quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nhân.
1. Hình thức góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp Việt Nam
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Luật đầu tư 2020 nêu rõ các hình thức hợp lệ để Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế tại Việt Nam bao gồm:
- Hình thức mua cổ phần phát hành của công ty cổ phần.
- Hình thức góp vốn vào loại hình công ty TNHH, công ty hợp danh.
- Hình thức góp vốn vào tổ chức kinh tế khác.
2. Điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài
Các hình thức góp vốn hợp lệ của nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Đảm bảo tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ đúng theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư 2020 trong các công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh và các quỹ đầu tư chứng khoán; Trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác.
- Các điều kiện khác quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Có thể bạn quan tâm: Điều kiện và thủ tục thành lập công ty vốn nước ngoài
3. Thủ tục góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp Việt Nam
Thủ tục góp vốn của nhà đầu phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của đơn vị mà nhà đầu tư nước ngoài có dự định góp vốn. Bên cạnh những doanh nghiệp không cần phải thực hiện thủ tục rườm rà thì có những doanh nghiệp phải yêu cầu bắt buộc thực hiện đầy đủ quy trình. Đó là những trường hợp sau:
- Các tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư có mong muốn góp vốn thuộc lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;
- Nếu sau quá trình góp vốn nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế thì đáp ứng điều kiện sau:
i. Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh; hoặc
ii. Có tổ chức kinh tế tại điểm i nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên; hoặc
iii. Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm i, ii nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.
Hồ sơ đăng ký góp vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:
- Văn bản đăng ký góp vốn cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn.
- Các giấy tờ liên quan đến thông tin cá nhân của nhà đầu tư: Đối với nhà đầu tư cá nhân giấy tờ có thể là một trong các loại sau: Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu. Đối với nhà đầu tư là các đơn vị tổ chức cần bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.
Thủ tục đăng ký góp vốn từ nhà đầu tư nước ngoài
Bước 1: Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính để đăng ký góp vốn;
Bước 2: Sau khi hồ sơ được xét duyệt và chấp thuận nhà đầu tư thực hiện việc góp vốn, nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp và thực hiện thủ tục theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
>>> Tham khảo: Phần mềm quản trị tổng thể dành cho doanh nghiệp FDI