manhom: 474 Điều kiện và thủ tục thành lập công ty vốn nước ngoài

Điều kiện và thủ tục thành lập công ty vốn nước ngoài

82

Trong phạm vi nội dung bài viết trước chúng tôi đã giúp bạn đọc hiểu rõ về nội dung vốn đầu tư nước ngoài. Tiếp tục chia sẻ thêm thông tin về chủ đề này, bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn cập nhật thông tin về điều kiện và thủ tục thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài.

1. Khái niệm công ty vốn đầu tư nước ngoài

Trong nền kinh tế thị trường bên cạnh khái niệm công ty vốn đầu tư nước ngoài còn có khái niệm công ty nước ngoài. Có khá nhiều người thường xuyên bị nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này. Bạn đọc cần phải hiểu rõ Công ty vốn đầu tư nước ngoài là một loại hình tổ chức kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thông qua các loại hình tổ chức kinh tế để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

​​​​​​​2. Điều kiện thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài

Để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, trước tiên các nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư tại Việt Nam và thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Ngoài ra, mỗi nhà đầu tư cần phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định sau:

  • Có thể sở hữu vốn điều lệ không hạn chế ngoại trừ một số trường hợp sau:

+ Doanh nghiệp thành lập là các công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh hoặc quỹ đầu chứng khoán theo các quy định của pháp luật liên quan;

+ Doanh nghiệp thành lập là các DN nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam

  • Tất cả các yếu tố liên quan khác như hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia đều phải tuân thủ theo quy ước quốc tế tại các hiệp hội mà Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Tìm hiểu thủ tục thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài

Bước 1: Nhà đầu tư chuẩn bị và nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Bộ Hồ sơ liên quan đến đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm các giấy tờ và văn bản sau:

a. Văn bản đề nghị thực hiện dự án từ nhà đầu tư;

b. Giải trình chi tiết đề xuất dự án đầu tư;

c. Trường hợp nhà đầu tư là cá nhân thì phải đính kèm bản sao hộ chiếu. Nếu là doanh nghiệp phải có bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác;

d. Bản sao tài liệu chứng minh về năng lực tài chính của nhà đầu tư như sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất; cam kết hỗ trợ tài chính từ các đơn vị liên quan; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

e. Hợp đồng thuê địa điểm nơi nhà đầu tư dự định đặt trụ sở chính;

f. Giấy ủy quyền của nhà đầu tư cho tổ chức chuyên môn (ví dụ công ty Luật) trong trường hợp nhà đầu tư không thể thực hiện nộp trực tiếp.

Bước 2: Chờ thông báo kết quả hồ sơ và nhận Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan đăng ký sẽ gửi thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do để nhà đầu tư có thể điều chỉnh.

Nếu hồ sơ đạt yêu cầu, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận cơ quan đăng ký đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Bước 3: Nhà đầu tư chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký

Bước 4: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

>>> Tham khảo: Phần mềm quản trị tổng thể dành cho doanh nghiệp FDI