manhom: 458 Những quy định mới liên quan đến doanh nghiệp mới thành lập

Những quy định mới liên quan đến doanh nghiệp mới thành lập

829

Doanh nghiệp mới thành lập sẽ có nhiều công việc phải thực hiện, và trước khi bắt đầu thực hiện các bước công việc chi tiết thì đều phải xem xét, đối chiếu các quy định hiện hành có liên quan. Cùng bài viết đi tìm hiểu về những quy định mới mà có liên quan đến doanh nghiệp mới thành lập.

Doanh nghiệp mới thành lập là những doanh nghiệp mà vừa mới hoàn tất xong xuôi các thủ tục cơ bản ban đầu, về giấy phép đăng ký kinh doanh, con dấu, tài khoản ngân hàng và chữ ký số. Và những yếu tố trên thì mới chỉ đảm bảo được sự tồn tại của doanh nghiệp là hợp pháp, chứ vẫn chưa đảm bảo được là doanh nghiệp có đủ điều kiện để có thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách hợp lệ.

Và thậm chí là kể cả trường hợp doanh nghiệp vẫn chưa bắt đầu thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh thì vẫn phải đi thực hiện các công việc để đảm bảo là có thể hoạt động một cách hợp pháp. Cụ thể các công việc đó là: kê khai và nộp thuế môn bài; kê khai thuế GTGT, TNCN, TNDN; thực hiện các thủ tục liên quan đến hóa đơn; lựa chọn chế độ kế toán và phương pháp khấu hao TSCĐ; báo cáo về lao động và BHXH.

Đầu tiên, về nội dung kê khai và nộp thuế môn bài thì doanh nghiệp mới thành lập cần phải biết đến 2 văn bản pháp luật mới nhất và có hiệu lực thi hành từ cuối năm 2020, đó là Nghị định 22/2020/NĐ-CP và Thông tư 65/2020/TT-BTC. Cụ thể là 2 văn bản mới này quy định nội dung liên quan đến việc bổ sung thêm một số đối tượng được miễn thuế môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất kinh doanh, và nội dung liên quan đến thời hạn nộp lệ phí môn bài. Do đó mà doanh nghiệp mới thành lập cần xem xét các văn bản pháp luật đó, để xem mình có thuộc các trường hợp được miễn kê khai hay nộp lệ phí môn bài không.

Tiếp đến là liên quan đến thuế TNCN, TNDN và thuế GTGT thì các doanh nghiệp mới thành lập cần tham khảo về Nghị định 126/2020/NĐ-CP của chính phủ. Cụ thể là theo quy định mới này thì việc kê khai thuế TNCN theo tháng hay quý là sẽ phụ thuộc vào là kê khai thuế GTGT theo tháng hay quý. Nghị định 126 này cũng có nội dung mới về thuế TNDN mà doanh nghiệp mới thành lập cần lưu ý, đó là về việc tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm.

Về nội dung liên quan đến hóa đơn thì có Nghị định 123/2020/NĐ-CP, là văn bản quy định về việc quản lý và sử dụng hóa đơn. Mà nội dung nổi bật nhất mà các doanh nghiệp mới thành lập cần quan tâm đó là nghị định 123 có quy định chi tiết về việc sử dụng hóa đơn của các doanh nghiệp mới thành lập. Cụ thể là những doanh nghiệp mới thành lập trong khoảng từ 19/10/2020 đến 30/6/2022 mà thuộc trường hợp cơ quan thuế thông báo áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định 123/2020 thì sẽ thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thuế. Còn trường hợp chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn theo các Nghị định 51/2010/NĐ-CP và 04/2014/NĐ-CP thì doanh nghiệp mới thành lập đó phải thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03/DL-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020, đồng thời thực hiện nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng.

Về chế độ kế toán hay phương pháp khấu hao TSCĐ thì doanh nghiệp mới thành lập trong năm 2020 cũng thực hiện như những doanh nghiệp đã thành lập trước đó, vì chưa có văn bản mới nào liên quan đến nội dung này.

Và cuối cùng là công việc liên quan đến việc đăng ký thang bảng lương, BHXH thì doanh nghiệp mới thành lập cần tham khảo đến Bộ luật lao động 2019. Theo bộ luật lao động 2019 thì người sử dụng lao động không còn phải đăng ký thang, bảng lương với cơ quan nhà nước nữa. Như vậy là những doanh nghiệp mới thành lập kể từ khi bộ luật này có hiệu lực thì không còn cần phải đăng ký thang bảng lương với cơ quan nhà nước nữa.

>> Có thể bạn quan tâm: Những phần mềm kế toán tốt nhất hiện nay.
>> Xem thêm: Các công việc liên quan đến kế toán cho doanh nghiệp mới thành lập