manhom: 508 Hướng dẫn phân tích bảng cân đối kế toán dễ dàng, hiệu quả

Hướng dẫn phân tích bảng cân đối kế toán dễ dàng, hiệu quả

177

Bảng cân đối kế toán là bước quan trọng giúp cho doanh nghiệp và nhà đầu tư đánh giá sự cân đối của tình hình kinh doanh, hay khả năng và tiềm lực phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Vậy phải phân tích bảng cân đối kế toán như thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

1. Khái niệm về bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) là một công cụ quan trọng trong lĩnh vực kế toán. Nó là một dạng báo cáo tài chính tổng hợp, thể hiện toàn bộ giá trị tài sản hiện có. Và nguồn gốc hình thành khối tài sản đó của doanh nghiệp. BCĐKT được sử dụng để thể hiện sự cân bằng giữa tài sản, nguồn vốn và nợ phải trả của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Phản ánh sự tương quan giữa các khoản tài sản (từ tài sản cố định đến tài sản lưu động), nguồn vốn (vốn chủ sở hữu và vốn vay), và các khoản nợ phải trả (nợ ngắn hạn và nợ dài hạn).

2. Hướng dẫn phân tích bảng cân đối kế toán dễ dàng, hiệu quả

Để có phương án phân tích bảng cân đối kế toán một cách dễ dàng mà hiệu quả, hãy thực hiện theo các cách sau:

2.1. Phân tích theo cơ cấu nguồn vốn

Nhằm giúp doanh nghiệp dễ dàng đánh giá việc phân bổ, sử dụng nguồn vốn, khả năng tự chủ tài chính và hiệu quả sử dụng vốn. Một số tỷ lệ phân tích phổ biến hiện nay, gồm:

  • Tỷ lệ vốn vay/Tổng nguồn vốn: Nếu tỷ lệ giữa hai mục này càng cao, doanh nghiệp sẽ giảm được gánh nặng thuế TNDN. Vì vậy, áp lực trả nợ lớn sẽ ảnh hưởng tới tiềm lực phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
  • Hệ số phải trả người bán/Tổng nguồn vốn: Đây là hệ số thể hiện rõ nguồn vốn sử dụng cho các hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp đang thực hiện đẩy mạnh sản xuất.

2.2. Hướng dẫn phân tích cơ cấu tài sản

Đây là cách để so sánh tổng tài sản đầu kỳ và cuối kỳ. Sau đó đánh giá từng loại tài sản dựa trên tỷ trọng của chúng. Việc phân tích này thường dựa vào các chỉ tiêu sau:

  • Tỷ trọng tiền mặt và tổng tài sản: Hệ số này biểu hiện mức độ thanh khoản của doanh nghiệp. Nếu chỉ số càng cao thì doanh nghiệp càng có nhiều tiền mặt, khả năng thanh khoản càng cao và ngược lại.
  • Tỷ trọng hàng tồn kho và tổng tài sản: Đây là “mức độ thanh khoản” hàng hóa của doanh nghiệp. Nếu chỉ số càng cao thì mức độ đáp ứng hàng hóa cho người tiêu dùng càng cao và ngược lại.
  • Tỷ trọng Nợ phải thu và Tổng tài sản: Đánh giá mức độ chiếm dụng vốn của doanh nghiệp, nên cân đối chỉ số này ở mức độ vừa phải. Nếu chỉ số này tăng cao, số vốn bị chiếm dụng càng nhiều có thể khiến doanh nghiệp thiếu vốn. Và nếu chỉ số này thấp thì doanh nghiệp bị hao hụt mất khách hàng.
  • Tỷ trọng tài sản cố định và Tổng tài sản (Hệ số đầu tư TSCĐ): Chỉ số này càng cao, doanh nghiệp càng có nhiều TSCĐ. Điều này chứng tỏ được hiệu quả kinh doanh tốt, có hướng tới phát triển lâu dài hiệu quả.

>>> Xem thêm: Top 3 tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực nhân viên kế toán.

2.3. Hướng dẫn cách phân tích thanh khoản

Thanh khoản cũng là một yếu tố mà các nhà đầu tư cần để tâm tới. Đặc biệt là những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính, tín dụng. Thanh khoản có thể gây ảnh hưởng đến sự tồn tại của một doanh nghiệp. Một số chỉ tiêu để đánh giá thanh khoản phổ biến gồm:

  • Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn: Chỉ số đánh giá khả năng sử dụng tài sản ngắn hạn để chi trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Vậy nên, chỉ số này thường lớn hơn hoặc bằng 1. Nếu nhỏ hơn 1, doanh nghiệp cần sử dụng các khoản dự phòng hoặc tài sản dài hạn để thay thế.
  • Tài sản lưu động, đầu tư ngắn hạn – hàng tồn kho/Nợ ngắn hạn: Hệ số này phản ánh khả năng đáp ứng nhanh chóng các khoản tiền nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
  • Tiền và các khoản tương đương tiền/Nợ ngắn hạn: Thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (gần như ngay lập tức) của mỗi doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ này quá cao, thể hiện doanh nghiệp có nguồn vốn nhàn rỗi nhiều, hiệu quả sử dụng vốn kém hiệu quả. Do đó, nhà đầu tư thường kiểm soát và điều chỉnh cho hệ số này sao cho nhỏ hơn 1.

Như vậy, bài viết đã phần nào giúp bạn đọc hiểu rõ về khái niệm của bảng cân đối kế toán. Và cách thức phân tích bảng cân đối kế toán một cách dễ dàng và hiệu quả. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên ứng dụng ngay phần mềm kế toán tổng hợp để giúp nhà đầu tư có góc nhìn đánh giá thực trạng chính xác nhất.

>>> Xem thêm: Những lưu ý khi lập bảng cân đối kế toán theo thông tư 200.