manhom: 374 Các công việc của một kế toán bán hàng trong doanh nghiệp

Các công việc của một kế toán bán hàng trong doanh nghiệp

441

Để các hoạt động kế toán được thực hiện một cách chính xác và hiệu quả thì doanh nghiệp thường phân chia các công việc kế toán thành từng mảng riêng biệt. Cùng bài viết đi tìm hiểu về một phần việc cụ thể trong kế toán, đó là kế toán bán hàng.

1. Kế toán bán hàng là gì?

Kế toán bán hàng là một phần việc kế toán mà chịu trách nhiệm ghi chép và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động bán hàng.

Những thông tin mà kế toán bán hàng ghi nhận sẽ là cơ sở để lên doanh thu, xác định lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Công việc của kế toán bán hàng

Ngay từ cái tên đã phản ánh được một cách tổng quát về công việc của kế toán bán hàng, là sẽ có liên quan đến hoạt động bán hàng của doanh nghiệp. Cụ thể, công việc của kế toán bán hàng sẽ là:

- Lập hóa đơn khi xác nhận và chốt được đơn hàng với khách.

- Chịu trách nhiệm cập nhật thông tin về giá cả và sản phẩm của doanh nghiệp đến khách hàng.

- Cuối mỗi ngày phải lập báo cáo tổng hợp về tình hình bán hàng và doanh thu. Đó sẽ là căn cứ để kế toán bán hàng đánh giá hiệu quả bán hàng của doanh nghiệp, từ đó có cơ sở để điều chỉnh kế hoạch bán hàng, kế hoạch lợi nhuận và phân phối hàng hóa hợp lý hơn.

- Hoạt động bán hàng sẽ không tránh khỏi được những trường hợp phải bán chịu, cho khách hàng mua nợ. Do đó, kế toán bán hàng cũng phải nắm bắt và phản ánh được thông tin về khách nợ để báo cáo cấp trên và có kế hoạch thu hồi nợ.

- Hoạt động bán hàng cũng quyết định trực tiếp đến doanh thu bán hàng, góp phần quyết định đến lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động kinh doanh. Do đó, kế toán bán hàng cần phải thu thập được các thông tin cần thiết như giá trị thực tế của hàng hóa hay tình hình kinh tế chung… để có chính sách giá đúng đắn, đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là có lãi.

- Thường xuyên kiểm tra về tình hình tồn kho, đối chiếu với thủ kho để đảm bảo có đủ hàng hóa để bán.

- Kế toán bán hàng cũng cần nắm rõ về các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động bán hàng, để có thể tính toán được hiệu quả bán hàng, từ đó có quyết định bán hàng đúng đắn.

Chính vì đặc điểm của kế toán bán hàng là liên quan trực tiếp và gắn liền với hoạt động bán hàng, nên cường độ công việc của kế toán bán hàng sẽ là do tình hình bán hàng quyết định. Do đó, kế toán bán hàng trong những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực kinh doanh nhà hàng khách sạn, đồ gia dụng có quy mô lớn thì lượng công việc thường là khá nhiều hơn so với doanh nghiệp trong lĩnh vực khác.

>> Tìm hiểu: Phần mềm kế toán tốt nhất hiện nay
>> Thông tin liên quan: Kế toán bán hàng cần những sổ sách gì