Trong thị trường kinh doanh sôi động, doanh nghiệp có rất nhiều cách để tìm kiếm khách hàng mới. Tuy nhiên thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tìm kiếm hiệu quả. Cơ hội mà thị trường mang tới là như nhau, nhưng để thực hiện hiệu quả, doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một quy trình tìm kiếm khách hàng mới tối ưu.
Bước 1: Xác định tệp khách hàng mới mục tiêu mà doanh nghiệp nhắm tới
Khách hàng mục tiêu của mỗi doanh nghiệp được xác định và khoanh vùng dựa trên một số tiêu chuẩn cơ bản sau:
- Tiêu chí về nhân khẩu học: Giới tính; Độ tuổi; Tình trạng hôn nhân
- Tiêu chí về trình độ học vấn, bằng cấp: Trường/Ngành học, Công việc
- Tiêu chí về sở thích/hành vi: Lối sống và thói quen sinh hoạt; Sở thích mối quan tâm;
- Tiêu chí về Mức thu nhập: Cao thấp trung bình; hoặc trong khoảng nào?
Sau khi đã xác định được nhóm khách hàng mục tiêu theo những tiêu chí trên thì phải tiến hành phân loại thành các nhóm khách hàng theo những mức độ tiềm năng khác nhau. Bao gồm:
- Nhóm khách hàng mục tiêu chính: Là nhóm khách hàng tiềm năng nhất (nhóm khách hàng có khả năng mua hàng cao nhất) mà doanh nghiệp cần hướng tới.
- Nhóm khách hàng mở rộng: có thể là nhóm khách hàng có thể mua hàng của doanh nghiệp nhưng khả năng thấp hơn.
- Nhóm khách hàng ảnh hưởng: Đó là những đối tượng khách hàng không phải là người mua hàng trực tiếp nhưng có sự ảnh hưởng lớn tới nhóm khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới.
Bước 2: Lựa chọn các kênh tiếp cận khách hàng mới phù hợp
Hiện nay có rất nhiều kênh tiếp cận và tìm kiếm khách mới hiệu quả để doanh nghiệp có thể lựa chọn. Tuy nhiên bên cạnh cơ hội thì đây cũng chính là thách thức đối với các doanh nghiệp. Bởi nếu như việc lựa chọn triển khai ở những kênh không hiệu quả sẽ khiến doanh nghiệp phải tiêu tốn rất nhiều ngân sách nhưng cũng không thể đem đến lượng khách hàng mới đáp ứng đủ mục tiêu. Đó sẽ là sự thiệt hại khá lớn.
Vì thế để lựa chọn được kênh triển khai hiệu quả, doanh nghiệp cần phải xác định được rằng khách hàng mục tiêu của mình sẽ đến từ đâu? Cơ sở của việc xác định này có thể thông qua những đặc điểm của khách hàng mục tiêu ở bước 1 nhưng cũng cần kết hợp với những nguồn khách hàng tiềm năng trên thực tế.
Các kênh tìm kiếm khách hàng mới phổ biến hiện nay gồm có:
- Các kênh truyền thông online như: Facebook, Zalo, Tiktok, Google,...
- Các kênh truyền thông offline như: Sự kiện, Triển lãm, Hội thảo, Hội chợ, …
Bước 3: Lập phương án tiếp cận và thu hút khách hàng mới
Sau khi đã lựa chọn được kênh tiếp cận phù hợp, doanh nghiệp phải đưa ra phương án và kế hoạch tiếp cận phù hợp với đặc thù kênh cũng như phù hợp với hành vi, thói quen và sở thích khách hàng tiềm năng của mình.
Bước 4: Tiếp nhận, Chăm sóc và Quản lý thông tin khách hàng mới
Đối với nhiều lĩnh vực ngành nghề, việc có được thông tin của một khách hàng chỉ là bước khởi đầu của 1 quá trình chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang khách hàng mới. Vì vậy giai đoạn tiếp nhận và chăm sóc có vai trò rất quan trọng, đó có thể là một quá trình lâu dài. Bản thân mỗi doanh nghiệp cũng cần phải có kế hoạch thực hiện hiệu quả trong bước này.
Bước 5: Tổng hợp và đánh giá hiệu quả của quá trình thực hiện
Sau mỗi quy trình thực hiện một công việc, tổng hợp và đánh giá hiệu quả là điều tất yếu mà chúng ta cần phải thực hiện. Doanh nghiệp cần phải đánh giá được chúng ta làm tốt ở đâu và chưa tốt ở đâu để có thể đúc rút kinh nghiệm cho những lần thực hiện tiếp theo.
Xem thêm:
>>> Lợi ích và chiến lược giữ chân khách hàng cũ hiệu quả
>> Giới thiệu: Phần mềm quản lý khách hàng CRM của BRAVO