Bán lẻ hiện nay là ngành có yếu tố cạnh tranh khá gay gắt. Do vậy, để chinh phục được khách hàng, thống lĩnh thị trường thì một trong những giải pháp được các doanh nghiệp trong ngành chú ý đến là việc xây dựng hệ thống bán lẻ thật tốt. Việc này cần tuân thủ một số quy tắc mà bài viết dưới đây sẽ đề cập tới.
1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bán lẻ
Việc đầu tiền cần làm là xác định, lựa chọn một cơ cấu tổ chức phù hợp với doanh nghiệp. Cơ cấu này cần hiện đại, chuyên nghiệp và rõ ràng… thì mới mang lại hiệu quả tốt.
Nếu doanh nghiệp bạn còn nhỏ thì thường chưa cần tới một cơ cấu quản lý chính thức vì khi đó nhiệm vụ của mỗi người được bố trí rất dễ dàng. Tuy nhiên đối với một hệ thống bán lẻ có quy mô lớn thì rất cần có một cơ cấu tổ chức, quản trị khoa học. Điều này tạo tiền đề cho việc dễ dàng phân chia quyền hạn và trách nhiệm sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Có một nguyên tắc vô cùng quan trọng với việc xây dựng hệ thống bán lẻ là nguyên tắc về địa lý. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần lưu ý đặc biệt tới các vấn đề như:
- Mật độ các cửa hàng, siêu thị không được quá dày đặc có thể gây xung đột giữa các thành viên đồng thời trở nên không hiệu quả, lãng phí, cũng không được quá thưa thớt vì sẽ không phủ kín được thị trường, mất cơ hội khai thác thị trường.
- Phân bổ phải hợp lý, không quá gần hay quá xa với khu dân cư, vị trí thuận tiện với người tiêu dùng.
- Nguyên tắc về quyền hạn và trách nhiệm: Khi đã giao phó trách nhiệm cho nhân viên thì phải đảm bảo thực hiện đúng quyền hạn và trách nhiệm của mình.
- Nguyên tắc nhất quán trong mệnh lệnh: Nhân viên chỉ nhận nhiệm vụ và báo cáo cho một cấp trên duy nhất. Tránh tình trạng “1 cổ 2 tròng” và giúp tránh các mâu thuẫn trong mệnh lệnh càng ít thì trách nhiệm cá nhân trước kết quả càng lớn.
- Nguyên tắc thống nhất về mục tiêu: Để đạt được mục tiêu đề ra chỉ cần có một mục tiêu và kế hoạch thực hiện mục tiêu đó thống nhất. Mọi người cùng thực hiện kế hoạch đó.
- Nguyên tắc phân chia công việc: Những việc lớn, cần phải được chia thành những việc nhỏ đảm bảo những mục tiêu nhỏ góp phần thực hiện tiêu mục tiêu lớn.
- Nguyên tắc mệnh lệnh theo tuyến: Quyết định từ cấp trên đến cấp dưới và việc báo cáo cho các cấp khác nhau trong tổ chức cần phải được quy định rõ ràng.
2. Bí quyết xây dựng hệ thống bán lẻ thành công
- Quản trị tài chính chuỗi cửa hàng
Bí quyết đầu tiên là người chủ cửa hàng nào thì cần quản lý tốt tài chính của của hàng đó. Có những chỉ số quan trọng cần phải nắm vững đó là:
- Doanh số
- Giá vốn hàng bán – số tiền mà các chủ cửa hàng trả các nhà cung cấp
- Lãi gộp (lãi gộp trên doanh số), lãi ròng trên doanh số
- Chi phí cửa hàng (cách giảm tối đa chi phí bán hàng trong doanh nghiệp)
- …
>> Các bước để lập kế hoạch bán hàng hiệu quả
- Quản lý nhân viên bán hàng
Khi cách biệt về địa lý là trở ngại cho rất nhiều vấn đề trong đó có việc quản lý nhân viên bán hàng. Quan trọng nhất là đảm bảo tính trung thực của nhân viên trong cửa hàng rồi sau đó đến chất lượng làm việc của họ.
- Kiểm soát hàng hoá
Luân chuyển hàng hoá giữa các địa điểm và kiểm tra hàng hoá giữa các địa điểm là khâu tốn kém và mất nhiều thời gian nhất trong bán lẻ? Nếu không kiểm soát kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến khách hàng và chất lượng phục vụ, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số. Sử dụng phần mềm cũng khiến cho việc quản lý này dễ dàng hơn.
- Quản lý khách hàng
Nếu doanh nghiệp thờ ơ với việc quản lý và chăm sóc khách hàng bán lẻ là một sai lầm lớn, ảnh hưởng xấu tới kết quả thực hiện cả hệ thống bán lẻ. Do vậy, buộc phải thay đổi suy nghĩ này và có kế hoạch quản lý khách hàng tốt nhất.
Hiện nay, việc quản lý bán lẻ đã được trở giúp rất nhiều bởi các phần mềm khác nhau do nhiều đơn vị cung cấp. Song, để đạt hiệu quả tốt nhất, khuyên bạn cần thực hiện đúng chức năng, thứ tự các quy tắc/ nguyên tác bán lẻ như đã nêu bên trên trước khi quyết định áp dụng phần mềm quản lý bán lẻ vào khâu này.
>> Xem thêm: 7 Bước bán hàng chuyên nghiệp giúp tăng trưởng đột phá doanh số