manhom: 499 Những thông tin quan trọng về sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp

Những thông tin quan trọng về sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp

308

Bên cạnh những yếu tố khách quan cũng có rất nhiều các yếu tố chủ quan chi phối đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Vậy nên tình trạng sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất là điều không thể tránh khỏi. Liên quan đến nội dung này bạn đọc cần nắm được một số nội dung quan trọng dưới đây.

1. Khái niệm sản phẩm dở dang là gì?

Sản phẩm dở dang có tên tiếng anh là Unfinished product, bao gồm tất cả những sản phẩm tồn đọng trong quá trình sản xuất, gia công mà chưa đủ tiêu chuẩn để là thành phẩm cung ứng đến tay khách hàng. Sản phẩm dở dang cùng với nguyên liệu, các thành phẩm dự trữ khác sẽ tạo thành hàng tồn kho trong doanh nghiệp.

2. Sản phẩm dở dang có ý nghĩa như nào với doanh nghiệp

Thông qua số lượng sản phẩm dở dang, khách hàng, nhà đầu tư và đối tác có thể đánh giá được một số vấn đề sau:

  • Sản phẩm dở dang thể hiện tiến trình sản xuất liên tục hay không liên tục trong doanh nghiệp: Đây là một mắt xích trung gian liên kết các giai đoạn của quá trình sản xuất. Nếu số lượng sản phẩm dở dang quá lớn chứng tỏ quy trình sản xuất thành phẩm của công ty gặp phải những vấn đề gây ra sự gián đoạn.
  • Sản phẩm dở dang được dùng để định giá sản phẩm thông qua công thức:

Giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ = giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ kế toán – giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.

  • Sản phẩm dở dang có ý nghĩa quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường khi nó trở thành sản phẩm/vật tư hoàn thiện cung ứng cho các doanh nghiệp khác.
  • Sản phẩm dở dang có ý nghĩa và vai trò trong việc định giá cổ phiếu và tài sản bởi đây cũng là một yếu tố quan trọng cấu thành nên giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp.

3. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang

Tùy theo tính chất quy trình sản xuất mà mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang phù hợp. Dưới đây là 5 phương pháp phổ biến thường xuyên được sử dụng:

  • Dựa vào giá thành kế hoạch hoặc giá thành định mức

Phương pháp này thường dùng để đánh giá các sản phẩm dở dang là những chi tiết máy tự chế để nhập kho. Mục đích của phương pháp này là đơn giản hóa những khoản thiệt hại trong quá trình sản xuất và chi phí sản xuất chung được tính cho thành phẩm cuối cùng mà không phân bổ cho các sản phẩm dở dang.

  • Dựa vào ước tính sản lượng thành phẩm tương đương

Phương pháp này dựa trên tỷ lệ hoàn thành của sản phẩm dở dang so với thành phẩm. Từ đó quy đổi số lượng sản phẩm dở dang thành số lượng thành phẩm tương đương và tính toán ra mức chi phí nguyên vật liệu tương đối.

  • Dựa theo chi phí nguyên vật liệu chính hoặc các chi phí trực tiếp

Theo phương pháp này, giá trị của sản phẩm dở dang chỉ được tính theo chi phí của nguyên vật liệu chính và chi phí trực tiếp. Những khoản chi phí còn lại được tính vào giá thành của sản phẩm hoàn chỉnh. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản nhưng tỷ lệ chính xác lại thấp chỉ nên áp dụng với các doanh nghiệp có tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu và chi phí trực tiếp cao.

  • Đánh giá theo 50% chi phí chế biến

Với phương pháp này, kế toán viên sẽ quy ước mức độ hoàn thành sản phẩm dở dang luôn bằng 50% so với thành phẩm. Sau đó việc xác định giá trị của sản phẩm dở dang được tính toán tương tự như phương pháp xác định ước tính sản lượng thành phẩm tương đương. Nhược điểm của phương pháp này mức độ chính xác thấp nên chỉ thường áp dụng tại các doanh nghiệp có chi phí chế biến chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí giá thành sản phẩm.

  • Đánh giá theo định mức chi phí

Kế toán sẽ căn cứ vào mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang theo từng công đoạn sản xuất và định mức chi phí từ đó sẽ tính toán ra chi phí cho sản phẩm dở dang trong từng công đoạn. Phương pháp này chỉ được áp dụng cho những doanh nghiệp đã xây dựng được định mức chi phí nguyên vật liệu hợp lý.

>>> Có thể bạn quan tâm: Phần mềm quản lý sản xuất cho doanh nghiệp vừa và lớn.