Mọi hoạt động trong doanh nghiệp đều cần phải dựa trên những nguyên tắc nhất định. Những nguyên tắc này thường trước tiên phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật và sau đó là đúng quy định của từng doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu Nguyên tắc buộc phải có trong quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp.
1. Nguyên tắc chung về mọi loại tài sản cố định trong doanh nghiệp
Nên nhớ: Mọi tài sản cố định (TSCĐ) trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng, đó là nguyên tắc bất di bất dịch mà các doanh nghiệp phải tuân thủ. Bộ hồ sơ này cũng cần phải đúng và đủ các tài liệu sau:
- Hợp đồng mua bán: Hợp đồng này làm căn cứ khi có vấn đề xảy ra trong quá trình mua bán cũng như lưu giữ trong quá trình sử dụng tài sản.
- Hóa đơn mua tài sản: Nó cũng có công dụng tương tự như hợp đồng mua, và còn là căn cứ để doanh nghiệp làm việc với cơ quan thuế.
- Biên bản giao nhận TSCĐ.
- Chứng từ, giấy tờ khác có liên quan: Ví dụ nếu đối với hàng nhập khẩu thì cần thêm các tài liệu như: Tờ khai hải quan, xuất xứ, đánh giá chất lượng ….
Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ.
2. Nguyên tắc chung về việc quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
Lưu ý: theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán của tài sản số định
Nguyên tắc này gói gọn trong một công thức sau:
Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ = Nguyên giá của tài sản cố định – Số hao mòn luỹ kế của TSCĐ
Nguyên tắc này được chấp nhận theo những văn bản sau:
- Thông tư 45/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, văn bản có hiệu lực kể từ ngày 10/06/2013.
- Thông tư 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập Doanh nghiệp, văn bản có hiệu lực kể từ ngày 02/08/2014.
- Thông tư 151/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập doanh nghiệp, văn bản có hiệu lực kể từ ngày 15/11/2015.
- Thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập doanh nghiệp, văn bản có hiệu lực kể từ ngày 06/08/2015.
3. Nguyên tắc đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao
Trong trường hợp này, mọi nghiệp vụ của doanh nghiệp là phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và trích khấu hao. Thông tư 45/2013/TT-BTC là văn bản pháp luật quy định rõ về vấn đề này.
4. Nguyên tắc đối với các tài sản đã khấu hao hết
Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp mà tài sản cố định này đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ thông thường
Những nguyên tắc trên đã bao hàm hết các trường hợp về TSCĐ trong doanh nghiệp cần lưu ý. Để cuối kỳ doanh nghiệp lên đúng các báo cáo với quy định của pháp luật cũng như cân đối đúng số liệu thực tế đã phát sinh trong doanh nghiệp trong kỳ.
>> Hiệu quả quản lý tài sản với phần mềm quản lý tài sản của BRAVO.
>> Xem thêm: Hướng dẫn quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp