Bên cạnh sự lớn mạnh của những thương hiệu starup đình đám là những chuỗi start-up thất bại trong thầm lặng. Bài viết dưới đây sẽ điểm danh tên tuổi những start-up thất bại tại Việt Nam và phân tích nguyên nhân của sự thất bại đó.
1. Điểm danh một số startup Việt nổi bật trên thị trường.
Khơi gợi cảm hứng từ những gã khổng lồ trên thế giới như Facebook, Twitter, Uber, Grab, Tesla, … hình thức start-up khởi nghiệp tại Việt Nam gần đây cũng được bùng nổ mạnh mẽ. Điển hình một số startup Việt vươn mình phát triển lớn mạnh phải kể tới Tiki, VNPay, Shopee, … Sự thành công của mỗi start-up được đánh giá dựa trên sự lớn mạnh về quy mô, số lượng nhân lực, nguồn vốn đầu tư, doanh thu và thậm chí cả những khoản lỗ.
Bên cạnh những start-up thành công cũng có vô số các đơn vị lớn nhỏ khác start-up thất bại tại Việt Nam. Tiêu biểu có thể kể tới một số tên tuổi như: Wework (start-up về nền tảng chia sẻ văn phòng làm việc) hay Theranos (start-up về công nghệ thử máu nhanh) trên thế giới, và Wefit (Start-up ứng dụng kết nối phòng gym).
2. Phân tích nguyên nhân và bài học rút ra từ những start-up thất bại
Việc thất bại của các start-up trong thời gian qua để lại cho những người làm kinh doanh nói chung và nhiều bạn trẻ nói riêng những kinh nghiệm đáng giá để chúng ta học hỏi. Các đơn vị start-up thất bại xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến bạn đọc có thể tham khảo để có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi đi vào thực hiện.
- Start-up thất bại bởi việc hạn chế về nguồn vốn sẵn có, không tìm kiếm và mở rộng thêm các nguồn vốn đầu tư.
Hầu hết các mô hình start-up đều bị hạn chế về mức vốn điều lệ ban đầu. Tuy nhiên với những mô hình và dự án hấp dẫn sẽ dễ dàng thu hút được những nhà đầu tư lớn. Vì việc tăng trưởng và phát triển hoàn toàn có sơ sở để đạt được. Đây là một tương lai đẹp mà bất kỳ start-up nào cũng mong muốn chạm tới. Nhưng không phải ai cũng có thể làm được. Để có thể kêu gọi một phi vụ đầu tư thành công, start-up phải chứng minh khả năng tăng trưởng và tiềm lực về thị trường của mình. Đối với những start-up không kịp huy động vốn để đáp ứng kế hoạch phát triển và vận hành thì dễ rơi vào tình trạng thất bại và phá sản.
>>> Tham khảo: Một số ý tưởng kinh doanh hay
- Start-up thất bại vì nhà đầu tư hết kiên nhẫn?
Nhà đầu tư bỏ tiền ra họ đều có sự tính toán và kỳ vọng thu hồi vốn trong một khoảng thời gian nhất định nào đó. Vì vậy nếu start-up duy trì ở điểm hòa vốn quá lâu, không đảm bảo mức lợi tức mà họ mong muốn, sẽ khiến họ hết kiên nhẫn và thực hiện rút vốn đầu tư.
- Start-up thất bại vì đốt tiền quá nhanh?
Khá nhiều start-up có niềm tin mãnh liệt vào Marketing, đặc biệt trong thời đại công nghệ online phát triển họ cho rằng các hoạt động chiến dịch quảng cáo, khuyến mại, giảm giá sẽ giúp doanh nghiệp độc chiếm thị trường. Tuy nhiên, thực tế ở đâu môi trường cạnh tranh cũng sẽ rất khốc liệt. Khi thương hiệu còn chưa được xây dựng, việc đốt tiền quá nhanh sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng rơi vào tình trạng cạn vốn.
Để có thể phát triển và thành công, mỗi start-up đều cần phải có những chiến lược riêng phù hợp với lợi thế của mình.
>>> Giải pháp ứng dụng hệ thống ERP vào công tác quản lý doanh nghiệp