manhom: 71 Chính sách thuế với các doanh nghiệp FDI

Chính sách thuế với các doanh nghiệp FDI

2181

Hiện nay, số lượng doanh nghiệp FDI tại Việt Nam không hề nhỏ, với những sự khác nhau cũng như để khuyến khích các doanh nghiệp FDI đầu tư nhiều hơn nữa vào Việt Nam thì nhà nước đã ban hành rất nhiều chính sách thuế riêng cho khu vực này. Dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các vấn đề đó.

Năm 2007, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đây là một bước chuyển mình lịch sử của Việt Nam.  Cùng với đó, việc cắt giảm thuế quan, nới lỏng các rào cản phi thuế quan nhằm mở cửa thị trường trong nước. Chính phủ Việt Nam đã phải minh bạch hóa các chính sách ưu đãi thuế, đồng thời xóa bỏ những quy định phân biệt đối xử quốc gia và các ưu đãi thuế mang tính chất trợ cấp cho xuất khẩu hoặc khuyến khích sử dụng hàng sản xuất trong nước thay thế nhập khẩu,… (Xem thêm: Các loại báo cáo thuế trong doanh nghiệp)

Quốc hội ban hành Luật thuế CIT số 14/2008/QH12 với hiệu lực thi hành từ năm 2009 và các ưu đãi thuế CIT, và ngày 03/06/2008. Từ đây, thuế suất phổ thông được thống nhất áp dụng là 25% cho cả đầu tư trong nước và FDI. Mặt khác quy định về ưu đãi CIT được đơn giản hơn và minh bạch hơn, cụ thể được nêu chi tiết ở phần sau:

  • Ưu đãi thuế chỉ còn được áp dụng với doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư. Các doanh nghiệp đang hoạt động có dự án đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu thì không còn nằm trong đối tượng được áp dụng ưu đãi này. 
  • Chính sách mới đã thu gọn hơn danh mục lĩnh vực, ngành nghề được ưu đãi thuế. Trong khi đó tiếp tục duy trì danh mục địa bàn thu hút đầu tư (địa bàn có điều kiện kinh tế -xã hội khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn)
  • Khi áp dụng chính sách này thì chỉ còn 02 mức thuế suất ưu đãi đó là:
  • Thuế suất 10% trong thời hạn 15 năm (tối đa 30 năm với dự án đặc biệt). Mức thuế này được áp dụng đối với doanh nghiệp thành lập mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, hoặc doanh nghiệp mới thành lập thuộc một số ngành công nghệ cao, đầu tư cơ sở hạ tầng, xã hội hóa y tế, giáo dục;
  • Mức thuế suất thứ 2 là 20% trong thời hạn 10 năm. Nó được áp dụng đối với doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn
  • Miễn thuế tối đa 04 năm, giảm thuế 50% tối đa 09 năm tiếp theo đối với những doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc trường hợp áp dụng thuế suất 10%; miễn thuế tối đa 02 năm và giảm thuế 50% thuế cho tối đa 04 năm tiếp theo được áp dụng với doanh nghiệp thành lập mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Với các doanh nghiệp FDI thì còn rất nhiều những quy định cụ thể về chính sách thuế, trên đây chỉ là những quy định cơ bản và phổ biến nhất cần nắm vững.

>> Xem thêm: Những Phần mềm kế toán tốt nhất hiện nay
>> Thông tin liên quan: 
 Những quy định pháp luật liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp