manhom: 180 Chi tiết cách hạch toán ngoại tệ theo thông tư 200

Chi tiết cách hạch toán ngoại tệ theo thông tư 200

1111

Hạch toán ngoại tệ là một trong những công việc rất quan trọng đối với những doanh nghiệp có phát sinh nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ. Ở bài viết này chúng ra sẽ cùng tìm hiểu về chi tiết cách hạch toán ngoại tệ theo thông tư 200.

1. Một số nguyên tắc khi hạch toán ngoại tệ theo thông tư 200

Kế toán cần lưu tâm đến một số nguyên tắc như sau:

Các tài khoản: Tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản phải thu, các khoản phải trả thì doanh nghiệp cần phải tiến hành theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết.

Cần phản ánh ngay vào doanh thu hoạt động tài chính trong trường hợp có lãi và chi phí tài chính trong trường hợp lỗ tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá.

Với những khoản lỗ tỷ giá lũy kế trong giai đoạn trước hoạt động thì kế toán cần phân bổ trực tiếp từ TK 413 vào chi phí tài chính. Lưu ý, trường hợp này không thực hiện kết chuyển thông qua TK 242 – chi phí.

Với loại hình DN do NN nắm giữ 100% vốn điều lệ thì kế toán cần lưu ý đến thời gian phân bổ phải thực hiện đúng quy định của pháp luật.

2. Cách hạch toán ngoại tệ theo thông tư 200 trong một số trường hợp tiêu biểu

Dưới đây chúng tôi sẽ trình bày về cách hạch toán ngoại tệ theo thông tư 200 ở một số trường hợp tiêu biểu mà doanh nghiệp thường gặp phải trong quá trình hoạt động.

Trường hợp 1: Khi doanh nghiệp mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ bằng ngoại tệ, lúc này kế toán sẽ định khoản như sau:

Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642 (lưu ý đây là tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (trong trường hợp nếu lỗ tỷ giá hối đoái)

Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán).

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái).

Trường hợp 2: Khi hạch toán ngoại tệ theo thông tư 200, doanh nghiệp mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ nhưng hộ lại chưa tiến hành thanh toán, khi vay hay nhận nợ nội bộ… bằng ngoại tệ. Lúc này, kế toán cần căn cứ tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại ngày giao dịch, để định khoản như sau:

Nợ các TK 111, 112, 152, 153, 156, 211, 627, 641, 642…

Có các TK 331, 341, 336…

Trường hợp 3: Doanh nghiệp ứng trước tiền cho người bán bằng ngoại tệ để mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ, hạch toán ngoại tệ theo thông tư 200 lúc này kế toán cần lưu ý phải hạch toán như sau:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán (lưu ý lấy tỷ giá thực tế tại ngày ứng trước)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (trong trường hợp nếu lỗ tỷ giá hối đoái)

Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (lưu ý cần lấy theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (trong trường hợp lãi tỷ giá hối đoái).

>> Tham khảo: Quản lý tài chính doanh nghiệp trên phần mềm kế toán tổng hợp BRAVO
>> Xem thêm: Các nguyên tắc bắt buộc khi thực hiện giao dịch ngoại hối