manhom: 273 Cách phân tích báo cáo tài chính đúng và đầy đủ

Cách phân tích báo cáo tài chính đúng và đầy đủ

775

Báo cáo tài chính là một trong những tài liệu quan trọng cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng bài viết đi tìm hiểu về cách phân tích báo cáo tài chính để có được những thông tin chính xác nhất.

1. Báo cáo tài chính là gì?

Báo cáo tài chính là một mẫu biểu trình bày tổng quát các số liệu và thông tin về tình hình kinh tế tài chính cũng như sự luân chuyển các luồng tiền của doanh nghiệp. Có thể nói báo cáo tài chính là một công cụ giúp cung cấp thông tin về khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp tới những đối tượng quan tâm như chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư hoặc các cơ quan nhà nước như thuế hay thống kê…

2. Cách phân tích báo cáo tài chính

Có thể nói báo cáo tài chính là phương tiện cung cấp một cách tổng quát nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các thông tin trọng yếu nhất về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có thể thu thập được các thông tin cần thiết thì người đọc báo cáo tài chính cần biết cách phân tích báo cáo tài chính, hiểu thuyết minh báo cáo tài chính với các thông tin được trình bày trên đó. Để cụ thể hơn, sau đây bài viết sẽ đi trình bày cách phân tích báo cáo tài chính.

Phân tích báo cáo tài chính cũng chính là việc đi phân tích các chỉ số tài chính. Bởi việc phân tích các chỉ số tài chính sẽ giúp đánh giá được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời có cơ sở để dự báo được tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai. Cụ thể như sau:

Đầu tiên, người đọc sẽ đi phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp thông qua các chỉ số chính như:

  • Hệ số khả năng thanh toán hiện hành

Hệ số này thể hiện khả năng chi trả các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp, được tính như sau:

https://govalue.b-cdn.net/wp-content/uploads/2018/12/Screenshot_39.png

Hệ số này mà thấp thì thể hiện doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao thì lại đồng nghĩa với việc doanh nghiệp chưa sử dụng hiệu quả các tài sản của mình.

  • Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

https://govalue.b-cdn.net/wp-content/uploads/2018/12/Screenshot_40.png

Khi đi vay, ngoài vốn gốc ban đầu thì doanh nghiệp còn phải trả lãi, hệ số này sẽ cho biết được doanh nghiệp có đủ khả năng để thanh toán lãi vay hay không?

  • Hệ số vòng quay các khoản phải thu

Các khoản phải thu chính là nguồn vốn mà doanh nghiệp đang bị các bên khác chiếm dụng. Vì vậy đây cũng chính là một khoản mà doanh nghiệp cần quan tâm và có biện pháp thu hồi. Khả năng thu hồi được nợ hay mức rủi ro về nợ xấu, nợ không thu hồi được sẽ được thể hiện qua hệ số vòng quay các khoản phải thu:

https://govalue.b-cdn.net/wp-content/uploads/2018/12/Screenshot_42.png

  • Hệ số vòng quay hàng tồn kho

https://govalue.b-cdn.net/wp-content/uploads/2018/12/Screenshot_46.png

Thông qua hệ số này từ cách phân tích báo cáo tài chính, doanh nghiệp sẽ đánh giá được mức độ tồn kho và có chính sách để điều chỉnh mức tồn kho hợp lý hơn.

Tiếp theo người đọc sẽ đi phân tích đòn bẩy tài chính. Cụ thể:

Người đọc sẽ đi tính toán hệ số nợ để đánh giá được tỷ trọng nợ trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Hệ số nợ thấp thể hiện doanh nghiệp có mức độ tự chủ tài chính cao, ít phụ thuộc vào nguồn vốn của bên ngoài. Ngược lại, nếu hệ số nợ cao sẽ thể hiện doanh nghiệp đang tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính. Hệ số này được tính theo công thức sau:

https://govalue.b-cdn.net/wp-content/uploads/2018/12/Screenshot_57.png

Phân tích khả năng sinh lời cũng là một bước không thể thiếu trong cách phân tích báo cáo tài chính sao cho đúng và đầy đủ. Bởi việc này sẽ giúp đánh giá được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Để phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp thì cần đi tính toán các chỉ số sau:

  • Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu

https://govalue.b-cdn.net/wp-content/uploads/2018/12/Screenshot_30.png

Chỉ số này cho biết trong 1 đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Có thể nói chỉ số này cho biết được hiệu quả của công tác quản lý chi phí trong doanh nghiệp và thể hiện được lợi thế cạnh tranh khi doanh nghiệp quản trị chi phí tốt.

Tuy nhiên, chỉ số này còn phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của từng ngành nghề cũng như chiến lược mà doanh nghiệp thực hiện.

  • Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản

https://govalue.b-cdn.net/wp-content/uploads/2018/12/Screenshot_32.png

Chỉ số này sẽ phản ánh được hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Đặc biệt là những doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và xây dựng, là những lĩnh vực mà cần nguồn tài sản cố định lớn. Khi đó ROA càng cao thì thể hiện được doanh nghiệp quản lý hiệu quả chi phí về khấu hao máy móc thiết bị cũng như các chi phí đầu vào khác.

  • Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu

https://govalue.b-cdn.net/wp-content/uploads/2018/12/Screenshot_33.png

ROE là chỉ số phản ánh mức hiệu quả trong sử dụng vốn, tương tự với ROA thì ROE cũng càng cao thì thể hiện được hiệu quả trong việc sử dụng vốn chủ càng cao.

Cuối cùng là phân tích dòng tiền, việc này giúp đánh giá được năng lực tài chính cũng như chất lượng dòng tiền của doanh nghiệp.

  • Tỷ suất dòng tiền tự do

Đây chính là chỉ tiêu phản ánh chất lượng dòng tiền của doanh nghiệp. Bởi chỉ số này phản ánh số tiền sẵn có để phục vụ cho các hoạt động phát sinh trong doanh nghiệp. Vì vậy, dòng tiền tự do càng lớn thì chứng tỏ tình hình tài chính của doanh nghiệp càng tích cực.

https://govalue.b-cdn.net/wp-content/uploads/2018/12/Screenshot_58.png

  • Phân tích xu hướng dòng tiền

Phân tích xu hướng dòng tiền sẽ giúp có cái nhìn tổng quát và đúng đắn về tình hình tài chính của doanh nghiệp, giúp xác định được doanh nghiệp đang nằm trong giai đoạn nào của một chu kỳ kinh doanh. Từ đó để đưa ra được các quyết định kinh doanh, đầu tư hợp lý.

Như vậy bài viết đã trình bày chi tiết cách phân tích báo cáo tài chính cũng như các bước để phân tích một báo cáo tài chính. Hi vọng đã cung cấp những kiến thức hữu ích giúp các bạn đọc biết cách thu được thông tin cần thiết khi đọc báo cáo tài chính.

>> Tham khảo: Phần mềm kế toán tổng hợp quản lý tài chính doanh nghiệp
>> Xem thêm: Tổng hợp kiến thức tài chính kế toán lãnh đạo doanh nghiệp cần biết