manhom: 37 Cách phân biệt tài sản và nguồn vốn dễ hiểu

Cách phân biệt tài sản và nguồn vốn dễ hiểu

26466

Tài sản và nguồn vốn là 2 khái niệm quen thuộc nhưng không dễ phân biệt trong kế toán. Tài sản là gì và vai trò như thế nào? Vốn được xác định ra sao và có những loại gì? Cách phân biệt tài sản và nguồn vốn như thế nào cho dễ hiểu? Tất cả những thắc mắc đó sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Những vấn đề cần lưu ý về nguồn vốn

  • Khái niệm về vốn

Doanh nghiệp muốn hoạt động tốt cần có vốn và biết sử dụng vốn 1 cách hiệu quả nhất. Vậy, vốn là gì? Các doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn thì đủ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về vốn. Vốn trong doanh nghiệp được hiểu là một quỹ tiền tệ đặc biệt. Mục tiêu của quỹ đặc biệt này để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tức là mục đích tích luỹ chứ không phải mục đích tiêu dùng như một vài quỹ tiền tệ khác trong các doanh nghiệp. Đứng trên các giác độ khác nhau ta có cách nhìn khác nhau về vốn.

  • Vai trò vốn trong doanh nghiệp

- Đầu tiên, vốn là là cơ sở xác lập địa vị pháp lý của doanh nghiệp, vốn đảm bảo cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo mục tiêu đã định.

- Thứ 2 Vốn là điều kiện tiền đề quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là vốn sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Nếu doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì cần có vốn.

- Vốn là cơ sở để doanh nghiệp tiếp tục đầu tư sản xuất, thâm nhập vào thị trường tiềm năng từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường.

  • Phân loại vốn trong doanh nghiệp

Có rất nhiều cách phân loại vốn theo các tiêu chí khác nhau, cụ thể:

         - Phân loại vốn theo công dụng kinh tế: Khi đó, nguồn vốn được chia thành 3 loại: vốn cố định, vốn lưu động và vốn đầu tư tài chính.

         - Phân loại vốn theo quan hệ sở hữu: Khi đó, nguồn vốn được phân thành 2 loại: vốn chủ sở hữu và vốn nợ phải trả.

        - Phân loại vốn theo nguồn huy động: Khi đó nguồn vốn chia thành 2 loại: nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp.

         - Phân loại vốn theo thời gian huy động và sử dụng vốn: khi đó nguồn vốn chia thành 2 loại: nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.

2. Những hiểu biết chung về tài sản

  • Sự hình thành tài sản của doanh nghiệp:

Hiểu đơn giản thì tài sản của doanh nghiệp là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai như:

- Tài sản được sử dụng một cách đơn lẻ hoặc kết hợp với các tài sản khác trong sản xuất sản phẩm để bán hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

- Tài sản có thể dùng để bán hoặc trao đổi lấy tài sản khác.

- Nó cùng có mục đích để thanh toán các khoản nợ phải trả.

- Hoặc tài sản dùng để phân phối cho các chủ sở hữu doanh nghiệp.

>> Những tiêu chuẩn quy định ghi nhận tài sản cố định

3. Phân biệt tài sản và nguồn vốn

Để phân biệt được tài sản và nguồn vốn cần hiểu rõ sự hình thành của 2 vấn đề này. Cụ thể như sau: vốn (tài sản) của doanh nghiệp lại được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau gọi là nguồn vốn hay có thể hiểu nguồn gốc hình thành của tài sản gọi là nguồn vốn.

Như vậy rõ ràng là tài sản và nguồn vốn chỉ là 2 mặt khác nhau của vốn. Một tài sản có thể được tài trợ từ một hay nhiều nguồn vốn khác nhau và ngược lại một nguồn vốn có thể tham gia hình thành nên một hay nhiều tài sản. Không có bất cứ một tài sản nào mà không có nguồn gốc hình thành, vì vậy mà:

Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn

Tài sản của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều được hình thành từ 2 nguồn vốn: nguồn vốn của chủ sở hữu và các món nợ phải trả. Từ đó ta có một kết luận khác:

Tổng tài sản = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu

Xem thêm: Phần mềm quản lý tài sản cho doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm: Nguyên tắc buộc phải có trong quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp