manhom: 470 Các cách tính chi phí sản xuất trong doanh nghiệp

Các cách tính chi phí sản xuất trong doanh nghiệp

3505

Ngoài doanh thu thì chi phí cũng là một yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần quan tâm và có phương án quản lý phù hợp. Cùng bài viết đi tìm hiểu về các cách tính toán và xác định chi phí sản xuất trong doanh nghiệp.

1. Chi phí sản xuất là gì?

Chi phí sản xuất là toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp phải bỏ ra để phục vụ cho quá trình sản xuất của mình. Hay nói một cách đơn giản khác thì chi phí sản xuất được hiểu là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp phải chi ra để đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra kịp thời, liên tục, chính xác và hiệu quả.

2. Có những cách tính chi phí sản xuất nào?

Có thể nói, chi phí sản xuất không chỉ là yếu tố ảnh hưởng đến nguồn tài chính của doanh nghiệp mà còn tác động trực tiếp đến hiệu quả của quá trình sản xuất trong doanh nghiệp. Do đó, mà doanh nghiệp cần phải xác định được cách thức cũng như phương pháp tính toán, xác định chi phí sản xuất phù hợp, để đảm bảo được tối đa lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.

Cụ thể, để đi tính chi phí sản xuất thì các doanh nghiệp thường áp dụng các cách tính khoa học sau:

- Cách tính chi phí sản xuất theo khối lượng công việc: cách tính này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất mà có quy trình khép kín theo từng đơn đặt hàng cụ thể. Khi tính chi phí sản xuất theo cách này thì phải tập hợp được các chi phí gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Cụ thể là:

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì được lấy số liệu từ các phiếu xuất kho hoặc phiếu kế toán mua hàng.
  • Chi phí nhân công trực tiếp thì căn cứ vào bảng chấm công của công nhân hoặc phiếu giao nhận sản phẩm, hợp đồng giao khoán công việc.
  • Chi phí sản xuất chung thì là chi phí hỗn hợp, mà phát sinh từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc quá trình sản xuất. Do đó, liên quan đến chi phí sản xuất chung thì doanh nghiệp cần tiến hành phân bổ theo tiêu thức hợp lý để đảm bảo xác định chính xác.

- Cách tính chi phí sản xuất dựa trên quá trình sản xuất: cách tính này thì lại được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp sản xuất mà quy trình sản xuất là liên tục qua nhiều bước chế biến.

- Cách tính chi phí sản xuất dựa trên hoạt động thực tế: theo cách tính này thì chi phí sản xuất sẽ được tính chi tiết cho từng hoạt động cụ thể. Nhờ đó mà doanh nghiệp xác định được chính xác chi phí cho từng hoạt động và giá trị thu được từ hoạt động đó.

Như vậy, có thể thấy là có rất nhiều cách tính chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp lựa chọn, nhằm đảm bảo có được cách tính phù hợp nhất với đặc điểm và thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Hơn nữa, việc lựa chọn được cách tính hợp lý còn giúp doanh nghiệp xây dựng được chính sách giá bán hợp lý, giúp nâng cao tính cạnh tranh và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

>> Tìm hiểu Phần mềm quản lý sản xuất tốt nhất hiện nay
>> Xem thêm: Các phương pháp tính giá thành sản phẩm theo thông tư 200