manhom: 42 Bí quyết quản trị chiến lược trong doanh nghiệp lớn để thành công

Bí quyết quản trị chiến lược trong doanh nghiệp lớn để thành công

1540

Việc quản trị chiến lược trong doanh nghiệp là vô cùng quan trọng bởi đây không chỉ ảnh hưởng đến sự sống còn công ty mà còn là yếu tố quyết định đến việc phát triển vượt bậc của nó. Những vấn đề liên quan như: Quản trị chiến lược là gì? Quy trình quản trị chiến lược? Những vấn đề cần lưu ý trong quản trị chiến lược trong doanh nghiệp? sẽ được làm rõ trong bài này.

1. Quản trị chiến lược là gì?

Theo Wikipedia thì Quản trị chiến lược được hiểu là khoa học và nghệ thuật về chiến lược nhằm xây dựng phương hướng và mục tiêu kinh doanh, triển khai, thực hiện kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Tất cả vấn đề của quản trị chiến lược đó là cơ sở nguồn lực hiện có nhằm giúp cho mỗi tổ chức có thể đạt được các mục tiêu dài hạn của nó.

2. Quy trình quản trị chiến lược

Mô hình 3 giai đoạn Quản trị chiến lược:

Xét về mặt nội dung chiến lược kinh doanh phải bao gồm: xác định mục tiêu dài hạn; hướng vận động và quỹ đạo vận động phát triển; các chính sách, biện pháp nhằm giúp cho doanh nghiệp thực hiện mục tiêu dài hạn. Nói cách khác, chiến lược phải giúp cho các doanh nghiệp trả lời được các câu hỏi: doanh nghiệp đi đâu? đến đâu? đi như thế nào? bằng cách nào? Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập, luôn tồn tại cạnh tranh gay gắt giữa các đối thủ.

Mô tả trình tự để tiến hành quản trị chiến lược được chia làm ba giai đoạn: giai đoạn hình thành; giai đoạn thực thi và giai đoạn đánh giá điều chỉnh chiến lược.

Giai đoạn 1, Hình thành chiến lược

Ở giai đoạn này các nhà quản trị sử dụng các phương pháp, công cụ, phương tiện thích hợp nhằm hoạch định bản chiến lược cho thời kì chiến lược cụ thể. Nội dung chủ yếu của giai đoạn này là nghiên cứu các nhân tố vên ngoài, bên trong doanh nghiệp để xác định mặt yếu, mặt mạnh, thời cơ cũng như thách thức; hợp nhất phân tích tổng hợp bằng công cụ thích hợp; xác định mục tiêu, lựa chọn và quyết định chiến lược.

Giai đoạn 2, Thực thi chiến lược

Các nội dung chủ yếu ở giai đoạn này là rà soát lại tổ chức, đề xuất các chính sách cho quá trình thực hiện chiến lược; thiết lập mục tiêu và giải pháp trung hạn, hàng năm và các kế hoạch ngắn hạn hơn; phân phối các nguồn lực tài nguyên theo các kế hoạch đã xây dựng.

Giai đoạn 3, Đánh giá, điều chỉnh chiến lược

Giai đoạn này chủ yếu xem xét, đánh giá các yếu tố bên ngoài, bên trong doanh nghiệp; đo lường, đánh giá kết quả, so sánh chúng với các tiêu chuẩn "giới hạn" và thực hiện điều chỉnh mục tiêu, chính sách và/hoặc giải pháp cho phù hợp với những biểu hiện mới của môi trường kinh doanh.

3. Các vấn đề liên quan đến Quản trị chiến lược trong doanh nghiệp

  • Nhiệm vụ

  • Xác định mục tiêu mục đích kinh doanh
  • Chiến lược và phạm vi chiến lược kinh doanh
  • Sách lược và tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh
  • Văn hóa và những giá trị căn bản của doanh nghiệp
  • Những cam kết đối với cộng đồng Xã hội và cổ đông
  • Quản lý chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự sống còn của doanh nghiệp.
  • Sự thiết yếu của quản trị chiến lược trong doanh nghiệp

- Quá trình quản lý chiến lược giúp cho doanh nghiệp thấy được mục đích và hướng đi của mình. Việc doanh nghiệp xác định được cụ thể mục đích và hướng đi sẽ giúp cho cả lãnh đạo và nhân viên biết được, nắm vững những gì cần đạt tới và cần làm gì để thành công. Có hướng đi, có mục đích, lãnh đạo doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch ngắn hạn. Quản lý chiến lược sẽ giúp cho toàn doanh nghiệp biết được mình đang ở đâu, đã đi đến đâu trên chặng đường tiến tới mục đích.

- Bất kỳ một tổ chức nào cũng đều hoạt động trong môi trường của mình, doanh nghiệp cũng vậy. Và điều kiện môi trường luôn luôn biến đổi. Những biến đổi của môi trường luôn tạo ra cho doanh nghiệp những biến đổi và nguy cơ mới, đặc biệt là những cơ hội và nguy cơ bất ngờ khi môi trường có sự thay đổi nhanh. Vấn đề đặt ra là trong một môi trường đầy biến động, làm thế nào để tận dụng được những cơ hội và hạn chế, khắc phục những nguy cơ. Các nhà quản lý doanh nghiệp có thể xác định được trước cơ hội và nguy cơ nhờ quản lý chiến lược. Quá trình quản lý chiến lược luôn chú ý đến tương lai. Quản lý chiến lược buộc nhà quản lý doanh nghiệp phải phân tích và dự báo các điều kiện môi trường trong tương lai. Nhờ đó mà doanh nghiệp có thể hình dung và dự đoán được tương lai để nắm bắt tốt nhất các cơ hội, tận dụng cơ hội và giảm tối đa các tác động của nguy cơ. Các doanh nghiệp vận dụng quản lý chiến lược thường có nhiều khả năng giành được vị trí chủ động đối với những biến động của môi trường. Ngược lại, các doanh nghiệp không vận dụng quản lý chiến lược luôn ra các quyết định phản ứng thụ động, tức là chỉ khi môi trường thay đổi mới thông qua hành động.

- Quản lý chiến lược giúp cho doanh nghiệp thực hiện chiến lược có kế hoạch nhằm thực hiện mục tiêu một cách hiệu quả nhất. Quản lý chiến lược sẽ phối hợp chặt chẽ và thống nhất các bộ phận, các nguồn lực của doanh nghiệp để đi đến các mục tiêu. Quản lý chiến lược sẽ giảm đi sự chồng chéo công việc giữa các bộ phận, phân bổ các nguồn lực hợp lý hơn và hoạt động kiểm tra, kiểm soát cũng dễ dàng hơn.

>> Tìm hiểu Phần mềm quản trị Doanh nghiệp tốt nhất hiện nay
>> Tham khảo thêm: Tổng quan các mô hình quản lý doanh nghiệp vừa và lớn