manhom: 518 Bảo trì thiết bị là gì? Quy trình bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị

Bảo trì thiết bị là gì? Quy trình bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị

43

Bảo trì thiết bị không chỉ giúp máy móc hoạt động tốt hơn mà còn đảm bảo an toàn cho người sử dụng, tiết kiệm chi phí sửa chữa đột xuất, và nâng cao hiệu suất tổng thể cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp.

1. Khái niệm Bảo trì thiết bị

Bảo trì thiết bị là quá trình quản lý và thực hiện các hoạt động khác nhằm giữ cho máy móc, thiết bị hoạt động ở trạng thái tốt nhất. Bảo trì bao gồm các công việc sau: Kiểm tra định kỳ; Sửa chữa khi cần thiết, và Thay thế các linh kiện hư hỏng trước khi chúng gây ra sự cố lớn. Dựa vào mục đích và thời điểm thực hiện, Bảo trì thiết bị có thể chia thành 3 loại:

  • Bảo trì dự phòng (Preventive Maintenance): Được thực hiện trước khi thiết bị có dấu hiệu hư hỏng nhằm ngăn ngừa sự cố xảy ra.
  • Bảo trì sửa chữa (Corrective Maintenance): Được thực hiện khi thiết bị đã hư hỏng và cần được sửa chữa.
  • Bảo trì dự đoán (Predictive Maintenance): Sử dụng các công nghệ và phân tích dữ liệu để dự đoán khi nào thiết bị sẽ hư hỏng và tiến hành bảo trì trước thời điểm đó.

2. Tìm hiểu Quy Trình Bảo Trì Bảo Dưỡng Máy Móc Thiết Bị

Phụ thuộc vào đặc thù trong quy trình vận hành của bộ phận sản xuất, mỗi doanh nghiệp sẽ thiết lập một quy trình bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị riêng. Tuy nhiên quy trình chuẩn sẽ bao gồm các bước sau:

Bước 1: Lập kế hoạch bảo trì bảo dưỡng

Nhân viên thực hiện cần xác định mục tiêu bảo trì: Xác định các máy móc, thiết bị cần bảo trì và thời gian dự kiến để thực hiện. Đánh giá các nguy cơ có thể phát sinh trong quá trình vận hành và những sự cố thường gặp để lên kế hoạch phòng ngừa. Thục hiện lập kế hoạch cụ thể về lịch trình bảo trì, phân công nhân sự, và dự trù các vật tư, linh kiện cần thiết.

Bước 2: Thực hiện kiểm tra định kỳ

Thực hiện kiểm tra tổng quan các bộ phận của thiết bị để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường. Ghi nhận chỉ số hoạt động của máy để theo dõi tình trạng và đánh giá hiệu suất hoạt động ví dụ như: thông số vận hành, nhiệt độ, độ rung, và mức tiêu thụ điện…

Bước 3: Thực hiện bảo trì bảo dưỡng máy móc, thiết bị

  • Thay thế, bôi trơn, vệ sinh hoặc điều chỉnh các bộ phận theo kế hoạch đã lập.
  • Nếu có bất kỳ hư hỏng nào được phát hiện trong quá trình kiểm tra, tiến hành sửa chữa ngay lập tức để tránh hư hỏng nặng hơn.
  • Ghi chú hoặc lập biên bản thống kê các công việc đã thực hiện, các bộ phận đã được thay thế hoặc sửa chữa.

Bước 4: Kiểm Tra Sau Bảo Trì

  • Sau khi bảo trì, thực hiện kiểm tra lại để đảm bảo thiết bị hoạt động bình thường.
  • Thực hiện chạy thử thiết bị để kiểm tra hiệu suất và phát hiện các vấn đề tiềm ẩn.
  • So sánh hiệu suất sau bảo trì với trước bảo trì để đánh giá hiệu quả của quá trình. Đảm bảo phải có sự cải thiện nếu không sẽ quay lại thực hiện từ bước 2.

Bước 5: Báo Cáo Và Lưu Trữ Dữ Liệu

  • Tổng hợp các thông tin về quá trình bảo trì, các vấn đề phát sinh và cách giải quyết.
  • Hồ sơ bảo trì cần được lưu trữ cẩn thận để phục vụ cho việc kiểm tra, theo dõi sau này và giúp cải thiện quy trình bảo trì.

Việc quản lý và tối ưu hóa quy trình bảo trì cũng giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Hiện nay các doanh nghiệp đã áp dụng phần mềm quản lý máy móc thiết bị vào quy trình vận hành để đảm bảo hoạt động bảo trì bảo dưỡng đạt hiệu quả tốt nhất.

>>> Tham khảo: Khái niệm và quy trình quản lý máy móc trong doanh nghiệp