Giải pháp áp dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp gần đây là xu hướng được nhiều nhà lãnh đạo lựa chọn. Thực tế tại Việt Nam, doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ cao, gặp phải nhiều khó khăn về mặt tài chính. Vì vậy việc áp dụng những phần mềm quản trị chuyên nghiệp tại các Doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên ở một góc độ khác, đây cũng là ngách thị trường đem cơ hội phát triển cho nhiều nhà cung cấp. Hiện tại có khá nhiều thương hiệu phần mềm quản lý doanh nghiệp nhỏ mà chúng ta cần cân nhắc tới.
1. Phần mềm quản lý doanh nghiệp nhỏ Fastdo
Khác với các phần mềm cùng phân khúc thị trường doanh nghiệp nhỏ, phần mềm quản lý của Fastdo được thiết kế thành 5 công cụ chính. Mỗi công cụ hỗ trợ trên đều tích hợp những tính năng hiện đại, thúc đẩy tối đa trong công việc quản trị của người dùng
- Công cụ đáp ứng việc quản trị mục tiêu (F-OKRs)
- Công cụ hỗ trợ thiết lập Todolist (F-TODOLIST)
- Công cụ quản lý hoạt động truyền thông nội bộ (F-NEWs)
- Công cụ quản lý đào tạo nội bộ (F-TRAINING)
- Công cụ hỗ trợ cải tiến (F-KAIZEN)
- Công cụ quản trị nhân sự (F-HRM)
Ưu điểm:
- Giao diện phần mềm Fastdo được thiết kế thân thiện, đơn giản và dễ sử dụng.
- Tích hợp tính năng tùy biến trong khả năng đáp ứng yêu cầu quản lý của các doanh nghiệp quy mô nhỏ.
2. Phần mềm quản lý doanh nghiệp nhỏ Ecount
Phần mềm Ecount được biết đến là một phần mềm quản trị doanh nghiệp tích hợp đầy đủ các chức năng cần thiết và phù hợp với quy mô của một doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tùy thuộc vào yêu cầu quản trị ở từng doanh nghiệp, Ecount có khả năng tùy chỉnh giao diện menu, các danh mục và biểu mẫu báo cáo cơ bản.
Ưu điểm
- Đáp ứng hiệu quả bài toán quản lý tại hầu hết các bộ phận phòng ban như: hàng tồn kho, sản xuất, hoạt động kinh doanh, mua hàng, kế toán,…
- Giá thành cố định, báo giá trọn gói không phát sinh thêm chi phí để sử dụng đầy đủ các tính năng.
3. Phần mềm quản lý doanh nghiệp nhỏ 1Office
Phần mềm quản lý doanh nghiệp miễn phí 1office hỗ trợ tối ưu toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp thông qua việc số hóa rõ ràng quy trình làm việc, đơn giản hóa các thủ tục.
Ưu điểm
- Xây dựng quy trình liên kết nội bộ chặt chẽ để mỗi nhân viên, mỗi phòng ban có thể dễ dàng truyền tải thông tin tài liệu.
- Có khả năng tính hợp với các phần mềm hỗ trợ khác.
4. Một số nhược điểm khi sử dùng phần mềm quản lý doanh nghiệp nhỏ
Bên cạnh ưu điểm về việc đáp ứng bài toán chi phí thì việc lựa chọn một phần mềm quản lý doanh nghiệp nhỏ cũng khiến cho các đơn vị gặp phải nhiều khó khăn riêng.
- Độ bảo mật không cao
Hầu hết các công nghệ áp dụng để xây dựng các phần mềm quản lý doanh nghiệp nhỏ đều gặp phải hạn chế về tính bảo mật, dễ bị rò rỉ thông tin hoặc hacker, virut xâm nhập.
Bên cạnh đó năng lực từ các nhà cung cấp nhỏ lẻ sẽ không đủ khả năng khắc phục hoặc xử lý khi doanh nghiệp gặp phải các vấn đề này.
- Không có tính năng riêng cho từng ngành nghề
Các phần mềm quản lý doanh nghiệp nhỏ không có khả năng linh hoạt đáp ứng các bài toán đặc thù của từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh.
- Hạn chế về dịch vụ hỗ trợ sau bán
Hầu hết các phần mềm quản lý trong doanh nghiệp nhỏ đều là những phần mềm đóng gói. Bán một lần là hoàn tất giao dịch, vì vậy mức độ hỗ trợ sau bán hàng gặp phải nhiều bất cập.
Xem thêm: