manhom: 467 Mô hình C2C là gì? Các hoạt động chính trong mô hình C2C

Mô hình C2C là gì? Các hoạt động chính trong mô hình C2C

1605

Sự phát triển chung của kinh tế xã hội đã giúp mở ra nhiều hình thức kinh doanh mới, giúp giải quyết tốt hơn các nhu cầu của người tiêu dùng cũng như thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp. Và, một trong những minh chứng điển hình đó là sự xuất hiện của mô hình C2C. Cùng bài viết đi tìm hiểu rõ hơn về mô hình kinh doanh này.

1. Mô hình C2C là gì?

Mô hình C2C là hình thức kinh doanh giữa cá thể với cá thể, nghĩa là trong hình thức này thì các chủ thể tham gia kinh doanh (người mua và người bán) đều là các cá nhân. Và hoạt động mua bán được diễn ra theo nhiều cách thức khác nhau, thông qua việc sử dụng mạng internet.

2. Tìm hiểu về mô hình C2C

Chính vì với mô hình C2C thì các chủ thể tham gia kinh doanh đều là cá nhân, do đó hoạt động kinh doanh sẽ không đòi hỏi quá nhiều đến các thủ tục, hồ sơ, giấy tờ pháp lý mà tùy thuộc hoàn toàn vào nhu cầu cũng như sự thỏa thuận giữa các cá nhân, nhằm mục đích cuối cùng là hoạt động mua bán được diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả. Chính vì vậy, mà theo mô hình C2C thì hoạt động giao dịch chủ yếu được thực hiện trong môi trường trực tuyến với thị trường là các sàn thương mại điện tử.

Cụ thể, theo mô hình kinh doanh C2C thì hoạt động mua bán thường sẽ được thực hiện thông qua một bên thứ ba là các nền tảng bán hàng trực tuyến trung gian, hoặc là những trang web đấu giá trung gian. Và, cũng chính vì thị trường giao dịch là trực tuyến, do đó mà chỉ cần truy cập vào website của các sàn thương mại điện tử thì người mua không chỉ tìm hiểu được đầy đủ các thông tin về sản phẩm mà còn thực hiện được hoạt động mua và thanh toán tiền hàng. Cho nên, hình thức này đã giúp thúc đẩy hoạt động mua bán được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mô hình kinh doanh C2C.

Hơn nữa, mô hình kinh doanh C2C đề cao tính chủ động của người bán và gần như không có hạn chế hay yêu cầu đặc biệt về các thủ tục giấy tờ, ràng buộc với bên nào cả. Nhờ vậy mà người bán giảm thiểu được các chi phí trung gian, đồng thời không phải chia sẻ lợi nhuận với các bên khác. Từ đó dễ thấy, mô hình kinh doanh C2C giúp người bán có được tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên, mặt trái của đặc điểm trên của mô hình C2C là tính chặt chẽ trong việc kiểm soát về mặt chất lượng cũng như hoạt động thanh toán là không cao.

Một số hoạt động chủ yếu được thực hiện theo mô hình C2C:

- Đấu giá: hoạt động này là sự đấu giá giữa các người mua với nhau, được diễn ra thông qua các sàn giao dịch trung gian như eBay, amazon…

- Giao dịch trao đổi: là giao dịch trao đổi các hàng hóa, dịch vụ ngang giá giữa các cá nhân.

- Trao đổi của người dùng: là hoạt động mua bán, trao đổi giữa người mua và người bán.

- Trao đổi thông tin: người tiêu dùng trao đổi với nhau các thông tin về sản phẩm.

- Dạng dịch vụ hỗ trợ: hỗ trợ các dịch vụ thanh toán cho các giao dịch trong mô hình C2C.

- Bán tài sản ảo: được hiểu đơn giản là đem phần thưởng có được để đổi thành sản phẩm trong các trò chơi.

>> Tham khảo: Bán hàng C2C hiệu quả trên phần mềm quản lý bán lẻ BRAVO 
>> Xem thêm: Quy trình chuẩn các bước xây dựng hệ thống kinh doanh online