manhom: 35 Mức lương đóng bảo hiểm xã hội mới nhất 2017

Mức lương đóng bảo hiểm xã hội mới nhất 2017

1142

Bảo hiểm xã hội là khoản trách nghiệm và nghĩa vụ với người lao động với chính tương lai của mình cũng là nghĩa vụ của người sử dụng lao động với nhân viên của mình. Với các kế toán thì những quy định về mức lương đóng bảo hiểm xã hội mới nhất 2017 là quy định phải nắm vững.

1. Đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN mới nhất năm 2017

BHXH thường đi kèm với BHYT và BHTN và đối tượng tham gia được thực hiện theo Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017. Quyết định này bắt đầu có hiệu lực thi hành từ 01/05/2017 và được dùng thay thế quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015. Còn quy định về mức đóng BHXH, BHYT, BHTN mới nhất năm 2017.

– Quy định được áp dụng hết 31/12/2017: Đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn đủ từ 3 tháng trở lên.

– Quy định được áp dụng từ 01/01/2018 theo Điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017: Đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn đủ từ 01 tháng trở lên. Đây là những đổi mới theo hướng có lợi cho người lao động.

Bảng tỷ lệ trích các khoản Bảo hiểm áp dụng từ ngày 01/06/2017:

Xem thêm: Sơ đồ kế toán tiền lương

2. Mức lương đóng bảo hiểm xã hội năm 2017

Mức tiền lương tham gia bảo hiểm là do đơn vị tự quyết định, tuy nhiên nó phải nằm trong giới hạn đó là mức lương thấp nhất đóng bảo hiểm không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Dưới đây là bảng mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 01/01/2017 theo nghị định 153/2016/NĐ-CP:

3. Công thức tính mức tiền lương tham gia đóng bảo hiểm năm 2017

Vấn đề này chúng ta thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 6 của Quyết định số 595/Đ-BHXH. Quy định tại khoản 1 và Điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH:

– Thứ 1: Mức lương tháng đóng bảo hiểm bắt buộc đến hết ngày 31/12/2017 = Mức lương + Phụ cấp lương

– Thứ 2: Mức lương tháng đóng bảo hiểm bắt buộc từ ngày 01/01/2018 = Mức lương + Phụ cấp lương + Các khoản bổ sung khác

Lưu ý trog đó:

  • Mức lương: chính là lương đăng ký theo thang bảng lương gửi cơ quan bảo hiểm xã hội được doanh nghiệp xây dựng theo quy định của pháp luật lao động đã được hai bên đã thỏa thuận.
  • Phụ cấp lương: chính là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động hay tính chất phức tạp công việc cũng như điều kiện sinh hoạt. Mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ chưa được tính đến các loại phụ cấp như: chức vụ, chức danh, nặng nhọc, độc hại...
  • Các khoản bổ sung khác: Bao gồm các khoản thường xuyên và không thường xuyên. Và các chế độ phúc lợi khác như: tiền thưởng sáng kiến, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở…

Việc tính BHXH là khá đơn giản ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị, mỗi cán bộ phụ trách chỉ cần nắm vững tất cả những quy định về mức lương đóng bảo hiểm xã hội cũng như đối tượng đóng bảo hiểm xã hội trên là có thể hoàn thành tốt công việc của mình theo quy định của nhà nước.

>> Theo dõi tiền lương và các khoản phụ cấp trên phần mềm quản lý nhân sự.
>> Xem thêm: Cập nhật chính sách tiền lương bảo hiểm xã hội mới nhất