manhom: 468 Bí quyết thành công từ triết lý kinh doanh của VINGROUP

Bí quyết thành công từ triết lý kinh doanh của VINGROUP

8101

Mặc dù Vingroup ra đời cũng chưa phải là lâu, tuy nhiên lại là một trong số ít doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường nội địa và mở rộng mạng lưới ra nước ngoài. Cùng bài viết đi tìm hiểu về triết lý kinh doanh của Vingroup để hiểu hơn lý do về sự phát triển nhanh chóng của Tập đoàn tư nhân này.

1. Giới thiệu cơ bản về Vingroup

Vingroup hiện nay được biết đến là tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu của Việt Nam, với giá trị vốn hóa thị trường đạt gần 16 tỷ đô la Mỹ. Có thể nói, Vingroup được coi như là một doanh nghiệp truyền kỳ của Việt Nam, với tốc độ tăng trường nhanh chóng.

Chỉ trong hơn 10 năm kể từ khi có mặt tại Việt Nam, với xuất phát điểm là trong lĩnh vực bất động sản, nhưng đến thời điểm hiện tại, Vingroup không chỉ nhanh chóng phát triển thành một tập đoàn đa ngành nghề. Đáng chú ý, trong bất cứ ngành nào Vingroup cũng là cái tên dẫn đầu thị trường, từ bất động sản nhà ở, thương mại, du lịch, cho đến các dịch vụ tiêu dùng gồm bán lẻ, y tế, giáo dục, nông nghiệp…

Và với mỗi thương hiệu mà Vingroup đưa ra thị trường thì đều được bắt đầu bằng “VIN” – chữ viết tắt của Việt Nam, nhằm thể hiện một khát vọng cháy bỏng của Vingroup là đưa các sản phẩm - dịch vụ mang thương hiệu Việt Nam vươn rộng ra thế giới, để khẳng định được vị thế của Việt Nam với thị trường quốc tế.

2. Triết lý kinh doanh của Vingroup

Vingroup là tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu của Việt Nam, do ông Phạm Nhật Vượng làm chủ. Do đó mà cũng có thể nói, triết lý kinh doanh của tập đoàn Vingroup được xuất phát từ quan điểm kinh doanh của ông Phạm Nhật Vượng.

Mà với ông Phạm Nhật Vượng thì dù lĩnh vực kinh doanh của tập đoàn Vingroup là bất động sản hay kinh doanh dịch vụ khách sạn, trường học, bệnh viện… thì vẫn luôn giữ vững quan điểm kinh doanh là: “Mục tiêu của tôi là làm đẹp cho đời. Không quan trọng mình có bao nhiêu tài sản, mà quan trọng là làm sao cho đẹp, góp phần thay đổi bộ mặt đất nước mình một chút. Dĩ nhiên trong chiến lược ấy là thêm lợi nhuận để có thể tiếp tục xây dựng. Cho nên bất kỳ bất động sản (BĐS) nào được giá tốt là mình bán ngay, để có tiền xây cái khác”.

Thậm chí quan điểm kinh doanh này càng được thể hiện rõ nét hơn trong những thời điểm kinh tế khó khăn. Điển hình là trong thời điểm dịch bệnh Covid 19 bùng phát mạnh mẽ và gây ra nhiều hậu quả nặng nề với toàn bộ nền kinh tế. Tất cả các lĩnh vực đều bị ảnh hưởng, trong đó, lĩnh vực bất động sản cũng không phải ngoại lệ. Thế nhưng, kể cả trong thời điểm đó, dù mảng bất động sản của Vingroup cũng bị ảnh hưởng nhưng ông Phạm Nhật Vượng vẫn không tung ra các biện pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng như các doanh nghiệp khác mà lại lựa chọn tạm ngưng không tung ra bán trong vòng hơn một năm, để nhằm tránh tạo áp lực cung cho thị trường. Và ông Phạm Nhật Vượng giải thích lý do cho hoạt động đó là: “Quan điểm của tôi là nhất định không làm loãng giá. Tôi thà đi vay tiền, thậm chí bán những tài sản khác để cấp dòng tiền, hoặc chấp nhận bán cổ phần… Tôi chấp nhận thiệt hại về mình để không gây thiệt hại cho khách hàng đã mua sản phẩm của mình“. Bởi với ông thì chỉ cần “xây lên được cái gì đó đẹp cho đời là thích”.

Thậm chí, triết lý kinh doanh Vingroup hay như của vị lãnh đạo này còn hướng tới những giá trị to lớn hơn. Đó là Vingroup hướng đến việc tạo ra các sản phẩm không chỉ tốt cho người dân Việt, xã hội Việt Nam mà còn góp phần xây dựng nên thương hiệu Việt Nam nổi tiếng, được đánh giá cao trên thế giới. Có thể nói, Vingroup không chỉ tham vọng tạo ra được các giá trị to lớn cho xã hội Việt Nam về mặt vật chất mà còn cả các giá trị tinh thần cho dân tộc, góp phần thay đổi bộ mặt của đất nước.

Qua những quan điểm kinh doanh trên, của nhà lãnh đạo Vingroup thì có thể thấy được là Vingroup luôn hoạt động nhất quán theo triết lý kinh doanh chung đó là: "Chấp nhận thiệt hại về mình để không gây thiệt hại cho khách hàng đã mua sản phẩm".

>> Tham khảo: Tối ưu công tác quản trị doanh nghiệp với phần mềm ERP BRAVO
>> Xem thêm: Tổng quan các mô hình quản lý doanh nghiệp vừa và lớn